Ngày đăng: 04/02/2023

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Bộ Xây Dựng cho biết tổng dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản của 10 ngân hàng thương mại có thuyết minh báo cáo tài chính quý IV/2022, tăng 26% trong năm 2022. Ngân hàng nhà nước (NHNN) rót 800.000 tỷ vào bđs, theo đó dư nợ tín dụng đối với hoạt động này đạt xấp xỉ 800.000 tỷ đồng tính đến ngày 31/12/2022.

Đối với dư nợ tín dụng trong hoạt động vay sửa chữa nhà để bán cho thuê và xây dựng đạt 144.157 tỷ đồng, chiếm 18,16%. Dư nợ tín dụng đối với cho vay mua quyền sử dụng đất đạt 85.199 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 10,7%.

Dư nợ tín dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án phát triển nhà ở đạt 180.743 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 22,8% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

Dư nợ tín dụng đối với các dự án khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng đạt 32.660 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4,1%. Dư nợ tín dụng đối với các dự án nhà hàng, khách sạn đạt 57.539 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 7,24%.

Dư nợ tín dụng đối với đầu tư kinh doanh bất động sản khác đạt 211.452 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 26,6% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

Dư nợ tín dụng đối với các dự án văn phòng (cao ốc) cho thuê đạt 41.815 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 5,3%. Dư nợ tín dụng đối với các dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất đạt 40.149 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 5,1%.

Tại thời điểm cuối năm 2021, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản xấp xỉ 700.000 tỷ đồng. Dựa trên số liệu trên cho thấy dư nợ cho vay đối với hoạt động kinh doanh bất động sản vẫn theo chiều hướng tăng. So với cuối năm 2022, dư nợ cho vay bất động sản đã tăng khoảng 14% trong báo cáo số liệu Ngân Hàng bơm 800.000 tỷ vào bđs nêu trên.

Theo thống kê của Bộ Xây Dựng thì NHNN đã bơm gần 800.000 tỷ vào bđs

1. Ngân hàng nào đang "rót" nhiều tiền vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản?

Thống kê tại gần 30 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý IV/2022 của Dân Việt cho thấy, chỉ có khoảng 10 ngân hàng thuyết minh chi tiết dư nợ cho vay đối với các ngành, lĩnh vực, trong đó có bất động sản.

Theo đó, tổng dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản của 10 nhà băng được thống kê (gồm: MSB, KLB, TPB, TCB, VietBank, SHB, PGBank, VPBank, MBB, Saigonbank),đạt hơn 269.200 tỷ đồng. So với cuối năm 2021, dư nợ tín dụng kinh doanh bất động sản của nhóm nhà băng này đã tăng 55.455 tỷ đồng (xấp xỉ 26%).

Biểu đồ tăng trưởng dư nợ cho vay kinh doanh bđs

2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI)

Về nguồn vốn đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản, số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản cả năm 2022 đã tăng thêm 1,85 tỷ USD, tăng hơn 70% so với cả năm 2021 và giữ vị trí thứ 2 trong các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư FDI năm 2022 với tổng vốn đầu tư hơn 4,45 tỷ USD, chiếm 16,1%, chủ yếu tập trung vào thị trường bất động sản công nghiệp và một số dự án bất động sản lớn.

Theo nhận định của các chuyên gia, trong bối cảnh khó khăn của thị trường bất động sản, FDI là nguồn vốn đáng tin cậy đối với các doanh nghiệp bất động sản trong nước, giúp thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững của thị trường trong dài hạn.

Theo đánh giá của ông Troy Griffiths, phó Tổng Giám đốc Savills Việt Nam, điều này cho thấy sức hút mạnh mẽ của thị trường Việt Nam đối với các nhà đầu tư bất chấp bối cảnh kinh tế thế giới với nhiều biến động. Họ coi đây là một nơi hấp dẫn để kinh doanh với dân số trong độ tuổi lao động lớn và nhiều chính sách hấp dẫn. Việt Nam là thị trường có mức tăng trưởng tích cực, phù hợp để kinh doanh, tiếp tục đầu tư trong thời gian dài với rủi ro thấp và tỷ lệ lạm phát được kiềm chế ở mức an toàn.

Nguồn tintucVov tổng hợp