Ngày đăng: 08/06/2023
Ngày 7-6, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã thay mặt Thủ tướng ký quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, hệ thống cảng hàng không được quy hoạch theo mô hình trục nan với hai đầu mối chính tại khu vực Thủ đô Hà Nội và khu vực TP.HCM, hình thành 30 cảng hàng không bao gồm:
14 cảng hàng không quốc tế: Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc.

16 cảng hàng không quốc nội: Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo, Thành Sơn và Biên Hòa (sân bay Thành Sơn và sân bay Biên Hòa được quy hoạch thành cảng hàng không để khai thác lưỡng dụng giai đoạn 2021 - 2030

Hiện nay cả nước đang khai thác 22 trong số 23 cảng hàng không theo quy hoạch. Theo quy hoạch được phê duyệt ngày 7-6, đến năm 2030 sẽ có thêm 8 cảng hàng không: Long Thành, Lai Châu, Sa Pa, Nà Sản, Quảng Trị, Phan Thiết và Thành Sơn, Biên Hòa vốn là sân bay quân sự được khai thác dân dụng.
Ninh Thuận được biết đến là "thủ phủ nho", ngoài sở hữu các thế mạnh du lịch vượt trội như bãi biển đẹp, các khu bảo tồn thiên nhiên, nổi tiếng về các di tích lịch sử văn hóa của các dân tộc Chăm và Raglai,... Trong bối cảnh du lịch tâm linh, du lịch về nguồn tăng mạnh, dự báo lượng khách từ 2 đầu đất nước và khách nước ngoài hay tham quan các di tích văn hóa gắn với lịch sử dân tộc sẽ bùng nổ. Đặc biệt khi có sân bay, việc đi lại trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn và sẽ giúp Ninh Thuận khai phóng hết mọi tiềm năng. Đây sẽ là đòn bẩy cho kinh tế du lịch Ninh Thuận cất cánh.
 
tintuc Vov