Ngày đăng: 08/02/2023

Tại hội nghị công tác tín dụng đối với Bất Động Sản sáng nay ngày 08/02 giữa NHNN với các DN Bất Động Sản. Phó Thống Đốc NHNN Việt Nam Đào Minh Tú cho biết. Chưa có văn bản nào phát ngôn về việc siết chặt tín dụng đối với Bất Động Sản.

Theo Phó Thống Đốc, NHNN chỉ đạo kiểm soát để tránh rủi ro đối với các phân khúc có tỷ lệ đầu cơ lớn. Cho đến nay, NHNN vẫn nhất quán chỉ đạo như vậy để đảm bảo kiểm soát tín dụng được tốt nhất.

Trong Hội nghị, các đơn vị kinh doanh bất động sản chỉ ra rằng vấn đề  tài sản bảo đảm, lãi suất và room tín dụng đang là những khó khăn hàng đầu của doanh nghiệp trong ngành.

Ông Phạm Thiếu Hoa, Chủ tịch HĐQT Vinhomes cho rằng, các doanh nghiệp BĐS đang phải chịu hệ số rủi ro cao hơn so với các hoạt động kinh doanh thông thường. Do đó, nếu lãi suất đi vay cao thì DN BĐS sẽ càng gặp thêm khó khăn. Bên cạnh đó, việc Room tín dụng đối với BĐS bị hạn chế lại càng đẩy lãi suất lên cao.

Ông Lê Trọng Khương, Phó Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh kiêm Tổng Giám đốc Hưng Thịnh Land tại hội nghị cũng cho biết.

Những khó khăn của doanh nghiệp bất động sản một phần cũng đến từ việc các kênh huy động vốn trái phiếu và cổ phiếu đang bị tắc nghẽn. Để giải quyết những trở ngại này, các cơ quan ban ngành cần xem xét có phương án hỗ trợ doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước nới room cho vay để doanh nghiệp có nguồn vốn kinh doanh và đầu tư sẽ là một trong những nhân tố quan trọng để hỗ trợ ngành vượt qua khó khăn.

Mặt khác "Câu chuyện nằm ở chỗ NHNN nới lỏng room cho vay để doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư để phát triển bất động sản. Lúc đó, doanh nghiệp mới phát triển lành mạnh và nhà đầu tư trái phiếu mới quay trở lại thị trường. Bởi trong bối cảnh hiện nay, các trái chủ đang rất lo ngại về việc các doanh nghiệp có tồn tại được hay không, có bán được sản phẩm không,… Do đó, tôi đề xuất NHNN nới lỏng room và cơ cấu lại nhóm nợ". Ông Khương đưa ra kiến nghị.

NGÂN HÀNG KHẲNG ĐỊNH KHÔNG THIẾU NGUỒN.

Theo Phó Thống Đốc NHNN, trong năm 2022, con số tăng trưởng tín dụng 14,17% cho thấy nhu cầu vốn của nền kinh tế đã được đáp ứng phù hợp mục tiêu kiểm soát lạm phát. Thời điểm các ngân hàng kiến nghị nới hạn mức tín dụng (room) thì chưa hết room, còn đến 1,5% mà các ngân hàng thương mại (NHTM) chưa cho vay hết. Việc các NHTM sử dụng room được cấp ra sao là do nội bộ các ngân hàng điều phối.

Chưa có văn bản nào thông báo về siết chặt tín dụng, Phó Thống Đốc khẳng định. Thậm chí đến cuối năm 2022 khi NHNN thấy cần mở hơn nữa, Thống đốc quyết định nới thêm 1,5-2% hạn mức tăng trưởng của năm 2022, nhưng cũng không dùng đến phần đó. Năm 2023 dự kiến tăng trưởng tín dụng là 14-15%," ông Tú cho hay.

Liên quan đến lĩnh vực Bất Động Sản. Ông Tú khẳng định không có việc quy định Room cho ngành nghề, chỉ có Room chung hoặc hạn mức tín dụng đặt ra để phù hợp kiểm soát lạm phát.

Bên cạnh đó, Ông Tú cũng khẳng định. Hiện nay không có chuyện thiếu Room tín dụng vào đầu năm, nếu có thì chỉ xảy ra vào cuối năm. Chính vì vậy không thể nói lúc này muốn vay mà không có.

Ở phía các ngân hàng thương mại, Tổng Giám đốc Vietcombank, ông Nguyễn Thanh Tùng cũng cho biết, ngân hàng chưa từng để lĩnh vực nhà đất thiếu room tín dụng.

"Cho đến hết 31/12, dư nợ bất động sản chiếm trên 20% dư nợ của ngân hàng, bao gồm cả cho vay doanh nghiệp phát triển và cá nhân. Trong năm 2022, tín dụng bất động sản tăng 17%. Do vậy ngân hàng đã không để lĩnh vực bất động sản thiếu room.

Trong đó, cho vay đối với cá nhân chiếm 90% và 10% cho với các doanh nghiệp đầu tư bất động sản. Đáng chú ý, dư nợ bất động sản khu công nghiệp tăng 4 lần trong năm 2022 do tiềm năng của ngành nghề này.

Một việc rất quan trọng khác trong Hội nghị được các Ngân hàng đồng thuận theo chủ trương của NHNN là. Phải sớm giảm lãi suất cho vay, đây là mấu chốt để doanh nghiệp hay tổ chức cá nhân tham gia vay vốn yên tâm phát triển sản suất kinh doanh.

Nguồn: tintucvov tổng hợp