Ngày đăng: 20/02/2023

Sau vụ cháy quán Karaoke tại Bình Dương làm 32 người thiệt mạng và hệ lụy từ một số vụ cháy khác đã xảy ra. Các đoàn kiểm tra về PCCC trên toàn quốc đã quyết liệt xử lý các vi phạm nhằm đảm bảo an toàn cho người dân khi tham gia vui chơi giải trí tại những tụ điểm này.

Hơn 2 năm qua, hàng nghìn quán karaoke ở Hà Nội, TP. HCM phải liên tục đóng cửa vì đại dịch Covid-19 và quy định liên quan PCCC. Nhiều cơ sở đã phá sản vì không đủ tài chính duy trì.

Tại Hà Nội, từ sau đại dịch Covid-19 và gần nhất là sau nhiều vụ cháy lớn. Tất cả cơ sở kinh doanh dịch vụ này đều buộc tạm dừng hoạt động để sửa sang hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy (PCCC). Hơn 5 tháng qua, địa điểm giải trí quen thuộc với nhiều người ở Hà Nội không còn đón khách, bảng hiệu nhiều nơi cũng được gỡ bỏ.

"Sau đợt cháy quán karaoke trên đường Trần Thái Tông (Cầu Giấy, Hà Nội) ngày 1/11/2016, tất cả cơ sở kinh doanh loại hình này đã phải đóng cửa, ngừng kinh doanh để đầu tư, sửa chữa lại phòng hát, thiết bị PCCC. Kinh phí sửa chữa lần đó lên tới hàng tỷ đồng mỗi cơ sở, chưa kể thời gian thi công và chờ cơ quan chức năng phê duyệt rất nhiều lần lên tới 1,5-2 năm", ông Sỹ nhớ lại.

Theo chủ quán karaoke này, mặc dù được hoạt động lại nhưng sau hơn 1 năm cơ sở vẫn chưa thể thu hồi lại số vốn hàng tỷ đồng đã bỏ ra. Khó khăn chưa hết thì các chủ quán karaoke lại vướng dịch Covid-19 từ tháng 3/2020 đến nửa năm 2022 và buộc phải đóng cửa "ngủ đông" hoàn toàn.

Từ sau vụ cháy quán Karaoke tại Bình Dương làm 32 người thiệt mạng. Bộ Công an đã ra chỉ đạo tổng kiểm tra hồi tháng 10/2022. Trong thời gian đó, quán karaoke lại phải tốn vài tỷ đồng để bảo trì, sửa chữa nhưng chưa kịp hoạt động bao lâu thì tiếp tục đóng cửa vì việc PCCC lại càng được xiết chặt hơn nhằm đảm bảo tính mạng cho người dân.

Nhưng các văn bản hướng dẫn chi tiết nhằm đưa ra quy chẩn nhất định cho loại hình kinh doanh này lại chưa thống nhất. Vì vậy mặc dù khắc phục nhưng khi kiểm tra vẫn chưa có quy chuẩn cụ thể khiến các quán vẫn phải tạm đóng cửa. 

Theo ý kiến của một chủ cơ sở. "Khi chưa có văn bản hướng dẫn các cơ sở khắc phục về PCCC mà cơ quan chức năng đã yêu cầu tạm đình chỉ, đình chỉ các cơ sở vì chưa khắc phục các lỗi về PCCC là chưa hợp lý", ông nhấn mạnh.

Đáng nói, chủ quán karaoke này cho biết từ trước đến nay các cơ sở kinh doanh đều được kiểm tra thường xuyên theo đúng quy trình và được xác nhận đảm bảo PCCC nhưng từ sau đợt tổng kiểm tra tháng 10, hệ thống phòng cháy chữa cháy đã được trang bị trước đó lại bị kết luận không đạt tiêu chuẩn dù không cải tạo sửa chữa so với trước.

Cũng trong tình cảnh mong ngóng từng ngày để được đón khách trở lại, đại diện cơ sở kinh doanh quán karaoke tại quận Nam Từ Liêm cho biết gặp rất nhiều khó khăn trong hơn 2 năm qua khi nhiều lần phải đóng cửa.

"Dù không hoạt động nhưng mỗi tháng, doanh nghiệp phải bỏ ra hơn 100-200 triệu đồng để trả tiền mặt bằng, bảo trì hệ thống, trả lương nhân viên. Lương thấp, nhiều người phải tìm thêm việc làm, không ít người chọn cách rời đi. Nếu không được hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, cơ sở sẽ phải đóng cửa, trả mặt bằng", chủ cơ sở này nói.

Tương tự, ông Đỗ Duy Phương, chủ quán karaoke trên đường Nguyễn Khang (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết từ sau khi bị tạm đình chỉ, cơ quan PCCC đã đến cơ sở của anh Phương kiểm tra 5 lần và mỗi lần đều đưa ra các lý do, quy định khác nhau.

Chị Nguyễn Hoa, chủ một cơ sở kinh doanh karaoke cũng cho biết bản thân đang "bế tắc" trong việc tìm vật liệu cách âm khó cháy. "Thị trường vật liệu xây dựng trong nước và thế giới chưa có loại vật liệu cách âm mà khó cháy, khiến doanh nghiệp rất khó khăn", chị than.

Theo chị, cơ quan chức năng yêu cầu PCCC cho dịch vụ karaoke phải xây dựng bằng vật liệu khó cháy nhưng lại chưa có hướng dẫn cụ thể dùng loại vật liệu xây dựng đạt yêu cầu.

"Cơ quan quản lý cần làm rõ nguyên nhân gây cháy, những tồn tại khi cháy khó cứu hộ cứu nạn để có những quy định sát với thực tế", chị Hoa đề xuất.

Vừa qua Công An TP. Hà Nội đã họp khẩn nhằm đưa ra phương án chỉ đạo về quy định PCCC cho các hộ kinh doanh ngành nghề Karaoke.

Phòng tham mưu, Công an TP Hà Nội vừa có văn bản hỏa tốc thông báo ý kiến chỉ đạo của Đại tá Dương Đức Hải, Phó giám đốc Công an TP về việc triển khai biện pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bất cập liên quan các cơ sở kinh doanh karaoke trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy (PCCC).

Chỉ đạo được ban hành sau loạt phản về tình trạng khó khăn của các chủ cơ sở kinh doanh karaoke trên địa bàn thành phố về vấn đề liên quan đến PCCC. Nhiều cơ sở đã phá sản vì không đủ tài chính duy trì, sửa chữa.