Thống kê mới nhất nửa đầu năm 2021, dưới tác động của đại dịch Covid-19 khiến tỷ lệ bạo lực gia đình tăng cao đến mức báo động. Hồi chuông cảnh báo để các gia đình trẻ kịp thời chấn chỉnh lại tâm lý, tiếp tục đương đầu với đại dịch.
Việt Nam vừa trải qua năm 2020 khá bình ổn so với các nước trong khu vực, cũng như trên thế giới. Bằng nghiệp vụ chuyên nghiệp, và hệ thống truy vết thần tốc, Việt Nam ban đầu đã khống chế được dịch bệnh với con số 1000 ca mắc Covid-19 năm 2020.
Sang đến năm 2021, các biến thể của virus Sar-Covi 2 xuất phát từ Anh và Ấn Độ, với tốc độ lây lan nhanh chóng và nguy hiểm hơn, kèm theo vấn đề một số cá nhân nước ngoài vượt biên trái phép về Việt Nam, người dân cũng bắt đầu nới lỏng việc tuân thủ 5K, dẫn đến số lượng người mắc Covid-19 tăng đáng kể, lên đến hơn 10 nghìn ca, gây tác động lớn đến tinh thần người dân cả nước nói chung, và người dân tại các vùng dịch nói riêng.
Tối 14/06/2021, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đã ký văn bản về việc tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 15 thêm 14 ngày kể từ 0h00 ngày 15/06/2021.
Theo đó, thành phố tiếp tục dừng hoạt động hội họp, sự kiện tập trung trên 20 người trong một phòng, không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người.
Dưới tác động của đại dịch Covid-19, hàng ngàn doanh nghiệp trên con đường phá sản. Một số doanh nghiệp còn trụ lại, giảm bớt số lượng nhân viên, chỉ duy trì cầm chừng, điều này dẫn đến hàng trăm nghìn người rơi vào cảnh thất nghiệp.
Dưới áp lực kinh tế lên cuộc sống, các gia đình trẻ, chưa có nhiều sự chuẩn bị, dẫn đến thiếu hụt tài chính. Bên cạnh đó, một số trường hợp đang vay trả góp để mua sắm, vì thất nghiệp nên không thể chi trả các khoản vay hàng tháng, đẩy xung đột gia đình lên đỉnh cao, tỷ lệ bạo lực đối với phụ nữ tăng mạnh trong thời kỳ Covid-19.
Việc các trường học tạm thời ngừng hoạt động, dẫn đến các cha mẹ ngoài gánh nặng kinh tế, còn phải tập trung chăm sóc cho con cái 24/24h, dẫn đến xu hướng bạo lực đối với con trẻ, thể hiện qua việc la mắng, đánh đập, dạy dỗ,...
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, sáng 14/6 nhận định "Có thể còn những ca nhiễm chưa có triệu chứng trong cộng đồng chưa được phát hiện hết". Tiến sĩ Lê Anh nhận định "Trong những ngày tới, việc truy vết để kiểm soát, phát hiện những ca nhiễm lẩn khuất trong cộng đồng triển khai tốt thì số ca nhiễm sẽ giảm, dịch bệnh tại TP.HCM sẽ dần được khống chế. Khi đó tình hình dịch chung của cả nước sẽ giảm dần và kết thúc vào cuối tháng 07".
Tin vui mới nhất, Nano Covax là vắc xin Covid-19 đầu tiên của Việt Nam đã thử nghiệm lâm sàn tới giai đoạn 3. GS.TS Trương Việt Dũng - Chủ tịch Hội đồng Đạo đức quốc gia trong nghiên cứu y sinh học, chia sẻ về vắc xin Nano Covax của Việt Nam: "Tôi không hiểu sao lại ghi nhận ít tác dụng phụ nguy hiểm thế, thậm chí an toàn hơn các loại đang tiêm".
Nếu được thông qua sớm, Nano Covax có thể sản xuất ngay với số lượng 8 triệu liều một tháng. Đây là điều vô cùng quan trọng và cấp bách khi tình hình dịch bệnh ở TP.HCM đang vô cùng phức tạp.
Tin tức VOV.