Ngày đăng: 17/03/2023

Liên quan đến vụ việc 47 tỷ đồng bị mất tại Ngân Hàng Sacombank (SCB) Khánh Hòa, câu hỏi đặt ra về quy trình quản lý tiền gửi của khách hàng và tính an toàn để bảo vệ tài sản cho khách hàng hiện nay ra sao?

Vụ việc đã cho thấy, tại một số cơ sở quy trình làm việc còn chưa chặt chẽ. Chính điều này đã tạo kẽ hở cho những người có khả năng can thiệp nghiệp vụ chiếm đoạt tiền của người khác.

Tháng 5/2022, bà Hồ Thị Thùy Dương (ở TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà) phát hiện tài khoản mở tại Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Khánh Hoà bị mất tiền nên đề nghị ngân hàng trích lục sao kê. Kết quả, có tổng cộng 12 giao dịch (9 giao dịch rút tiền mặt và 3 giao dịch chuyển khoản) diễn ra từ 4/5/2022 đến 14/6/2022, với số tiền 46,9 tỷ đồng.

Bước đầu, cơ quan chức năng xác định Nguyễn Thị Thanh Hà (Phó phòng giao dịch Sacombank Cam Ranh, đã bị khởi tố về tội Tham ô tài sản) cùng các cấp dưới đã chiếm đoạt 46,9 tỷ đồng từ tài khoản của bà Dương. Sau nhiều tháng không được ngân hàng trả lại tiền, bà Dương đã gửi đơn kêu cứu tới Ngân hàng Nhà nước và Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.

Như vậy, vụ việc đã được cơ quan Công An điều tra kết luận có sự gian dối chiếm đoạt của một số cán bộ Ngân Hàng SCB Khánh Hòa.
Vậy số tiền trên được rút như thế nào?

Theo thống kê, trong khoảng 1 tháng liên tục cứ cách một vài ngày hoặc liên tục trong 10 lần rút tiền. Số tiền của bà Dương bị mất đi là 46,9 tỷ đồng. 

Ở đây cho thấy về quy trình quản lý và phê duyệt hồ sơ đã không chặt chẽ tạo kẽ hở cho dan dối của nhân viên. Theo nguyên tắc rút tiền của Ngân Hàng thì chứng từ rút tiền phải được thể hiện rõ nội dung của chủ tài khoản, sau đó qua các bộ phận trình ký từ nhân viên giao dịch, quản lý cấp phòng, kế toán, thủ quỹ, bộ phận kiểm đếm lúc đó mới tới người nhận. Đối với các khoản giao dịch lớn, thậm chí phải có phê duyệt của người đứng đầu là Giám Đốc Chi Nhánh mới có thể xuất tiền.

Như vậy cho thấy, các giao dịch rút tiền mặt toàn ở khung giờ Ngân Hàng đã nghỉ giao dịch. Thời gian kéo dài đến cả tháng mà cấp Lãnh Đạo không hay biết đã cho thấy công tác tra soát hàng ngày tại cơ sở này rất quan liêu.

Ở đây cũng cần phải nói đến ý thức của khách hàng khi đi giao dịch, các văn bản khống phải cân nhắc hoặc tuyệt đối không nên ký khi có những khoản giao dịch lớn. Ngoài ra, những văn bản ký dư hoặc ký lỗi cũng cần phải được hủy, không nên để tồn.

Theo Luật Sư Trần Văn Chiến "Đoàn Luật Sư TP.HCM" cho biết. Đối chiếu các quy trình, quy định và ủy quyền công việc mà SCB giao phó tại đơn vị này. Phó phòng giao dịch Cam Ranh là người giữ chức vụ quản lý trong doanh nghiệp còn các cán bộ, nhân viên ngân hàng khác là những người được giao thực hiện các nhiệm vụ tại ngân hàng, trong đó có việc bảo đảm tiền gửi cho khách hàng và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ đó. Việc họ tự ý rút gần 47 tỷ đồng, theo cáo buộc của bà Dương, là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có thể bị xử lý về tội Tham ô tài sản theo Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015.

Căn cứ quy định này, luật sư Chiến nhìn nhận quản lý cấp trên của bà Hà tại Sacombank Khánh Hòa có thể phải chịu trách nhiệm liên đới khi đã không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao và các quy định về quản trị nội bộ của Ngân hàng, thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, không kiểm tra, kiểm soát theo quy định của ngân hàng để nhân viên chiếm đoạt tiền của khách. Tuỳ thuộc mức độ, những người này có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Nguồn: Tintucvov tổng hợp