Ngày đăng: 28/08/2021

Xứ Thanh, một vùng đất bao lâu nay được biết đến là vùng đất Đia Linh Nhân Kiệt. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử và được xem như là cái nôi sản sinh ra các Đời Vua Chúa. Từ thời Vương bà Triệu Thị Trinh năm 248 (Mậu Thìn) đến thời tiền Lê xứ Thanh có đến 3 đời Vua là  Lê Đại Hành (980 - 1005),Lê Trung Tông (1005),Lê Ngọa Triều (1005 - 1009).

Bà Triệu, Vương nữ hiếm hoi của Lịch Sử Việt Nam.

Năm Canh Thìn (1400),ngoại thích Hồ Quý Ly thoán đoạt ngôi vị nhà Trần lập nhà Hồ với tên nước là Đại Ngu, kinh đô ở thành Tây Giai, tức Tây Đô của Thanh Hóa. Tổ tiên ông vốn ở Chiết Giang, Trung Quốc, sau di cư sang sống ở Diễn Châu, Nghệ An rồi chuyển ra hương Đại Lại, Thanh Hóa lập nghiệp. Nhà Hồ truyền qua hai đời vua trong 7 năm (1400 - 1407).

Thời kỳ Hậu Lê, 1428 đến 1789 gồm giai đoạn Lê sơ (1428 - 1527) và Lê Trung hưng (1533 - 1789). Người sáng nghiệp nhà Hậu Lê là Lê Thái Tổ (Lê Lợi) sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh (1416 - 1428). Ông quê ở xã Xuân Lam, Thọ Xuân, Thanh Hóa. Giai đoạn Lê sơ trải qua 10 vị vua từ Lê Thái Tổ đến Lê Cung Hoàng, được xem là thời thịnh trị của chế độ phong kiến Đại Việt với đỉnh cao là đời vua Lê Thánh Tông trị vì (1460 - 1497). Giai đoạn Lê Trung hưng đánh dấu sự phục hồi của nhà Lê sau khi bị Mạc Đăng Dung cướp ngôi với vị vua đầu tiên Lê Trang Tông (1533 - 1548),và kết thúc với vua thứ 16 Lê Chiêu Thống (1786 - 1789).

Triều đại cuối cùng của Việt Nam là nhà Nguyễn (1802 - 1945) do Nguyễn Ánh Gia Long hưng khởi, tổ tiên của ông là chúa Nguyễn Hoàng vốn bản quán ở Gia Miêu ngoại trang thuộc huyện Tống Sơn (xã Hà Long, huyện Hà Trung nay),đất Thanh Hóa. Nhà Nguyễn truyền được 13 đời vua, bắt đầu từ vua Gia Long (1802 - 1820) cho đến vua Bảo Đại (1926 - 1945).

Là vùng đất giàu truyền thống Lịch Sử, vì vậy các di tích hiện nay đã trở thành một phần Văn hóa trong đời sống Tinh thần và Tâm Linh của người dân xứ Thanh. 

Đến Thanh Hóa du lịch, bạn đừng quên ghé thăm những địa điểm Du lịch nổi tiếng với hàng Nghìn năm Lịch sử sau đây.

1- Đền Bà Triệu.

Bà Triệu, một trong những Nữ Vương hiếm hoi của Việt Nam vào thế kỷ thứ 3 sau Công Nguyên. Bà Triệu, còn được gọi là Triệu Ẩu, Triệu Trinh Nương, Triệu Thị Trinh, Triệu Quốc Trinh, là một trong những vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam. Bà sinh ngày 02 tháng 10 năm 225 sau CN tại Hậu Lộc (Quê hương của Thủ Tướng Chinh Phủ Phạm Minh Chính hiện nay). Bà và anh trai là Triệu Quốc Đạt dựng cờ khởi nghĩa đánh đuổi quân Ngô vào năm 248 và nổi tiếng với câu nói.  "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp ngọn sóng dữ, chém cá tràng kình ở ngoài biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, cởi ách nô lệ cho nhân dân chứ quyết không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta".

Đền thờ Bà Triệu tại Xã Phú Điền, Huyện Hậu Lộc, Tỉnh Thanh Hóa.

Đền thờ Bà Triệu ở làng Bồ Điền, nay là xã Phú Điền, huyện Hậu Lộc, sát đường Quốc lộ 1A, cách thành phố Thanh Hóa 17 km về phía Bắc. Đền tựa lưng vào núi Gai. Nhìn sang bên là Lăng, dựng trên núi Tùng, gồm Mộ và Tháp. Cảnh trí ở đây rất phong quang xinh đẹp, xứng đáng với vị nữ anh hùng. Hội đền Bà Triệu hàng năm mở vào mùa xuân và là lễ hội lớn ở Thanh Hóa.

2- Đền thờ Lê Hoàn (Vua Lê Đại Hành)

Lê Hoàn là vị Hoàng đế sáng lập nhà Tiền Lê nước Đại Cồ Việt, trị vì nước Đại Cồ Việt trong 24 năm. Ông là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Khi còn thiếu thời ông làm quan cho nhà Đinh dưới thời Đinh Tiên Hoàng, đến chức Thập đạo tướng quân. Ông sinh ngày 10 tháng 8, 941 Sau CN và mất năm 1005. Có nhiều giả thuyết cho rằng ông sinh ra ở Ái Châu (Thanh Hóa),có giả thuyết lại cho rằng ông sinh ra ở Trường Châu (Ninh Bình) hoặc Bảo Thái (Hà Nam). 

Đền thờ Lê Hoàn (Vua Lê Đại Hành)

Đền thờ ông hiện ở thôn Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân. Khu vực đền thờ có tổng diện tích gần 4 ha. Đền rất rộng: 13 gian, có sân rồng, các nhà tiền đường, trung đường và hậu cung. Đặc biệt còn giữ được nhiều hiện vật:

- Trống đồng, Đỉnh đồng, Bình hương đồng màu đen, có khắc chữ: Thiên cổ

- Những chiếc bình bằng sứ, Năm chiếc chén bạc, ống đựng đũa

- Một cái đĩa đá tương truyền là của vua Tống tặng Lê Hoàn, có dòng chữ Hán:

                                      Giang Nam nhất phiến tuyết

                                      Trác khí vạn niên trân.

     (Một phiến đá trắng ở Giang Nam, mài gọt nên vật quý vạn năm).

3- Thành Nhà Hồ.

Thành nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đôthành An Tônthành Tây Kinh hay thành Tây Giai) là kinh đô nước Đại Ngu (quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồdo quyền thần Hồ Quý Ly chỉ huy, người không lâu sau (1400) lập ra nhà Hồ),nằm trên địa phận nay thuộc tỉnh Thanh Hóa. Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, có giá trị và độc đáo nhất, duy nhất còn lại ở tại Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới. Thành được xây dựng trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng 3 năm 1397) và cho đến nay, dù đã tồn tại hơn 6 thế kỷ nhưng một số đoạn của tòa thành này còn lại tương đối nguyên vẹn.

Thành Nhà Hồ

Ngày 27 tháng 6 năm 2011 Thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, thành cũng được CNN đánh giá là một trong 21 di sản Nổi Bật và Vĩ Đại nhất thế giới. 

Thành Nhà Hồ thể hiện một trình độ rất cao về kĩ thuật xây vòm đá thời bấy giờ. Những phiến đá nặng từ 10 đến 20 tấn được nâng lên cao, ghép với nhau một cách tự nhiên, hoàn toàn không có bất cứ một chất kết dính nào. Trải qua hơn 600 năm, những bức tường thành vẫn đứng vững.

4- Đền Thờ Lê Lợi (Vua Lê Thái Tổ)

Lê Lợi (Vua Lê Thái Tổ) Ông sinh ngày 10 tháng 9 năm1385 và mất ngày 5 tháng 10 năm 1433). Tên khai sinh: Lê Lợi là một nhà chính trịnhà lãnh đạo quân sự, người đã thành lập một đội quân người Việt và lãnh đạo đội quân này chiến đấu chống lại sự chiếm đóng của quân đội nhà Minh từ năm 1418 đến lúc đánh đuổi hoàn toàn quân Minh ra khỏi Đại Việt vào năm 1428 sau đó xây dựng và tái thiết lại đất nước. Ông cũng thành công với các chiến dịch quân sự đánh dẹp các tù trưởng ở biên giới phía Bắc Đại Việt và quân đội Ai Lao. Ông được coi là vị Vua huyền thoại của Đại Việt với tài năng quân sự, khả năng cai trị và lòng nhân ái đối với nhân dân.

Đền thờ Lê Lợi

Vào tháng 7 năm 1010, Lê Lợi cho dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Nay là Hà Nội). Tương truyền, sau khi dẹp giặc giữ yên bờ cõi. Trong một lần vua Lê Lợi dạo chơi trên thuyền, bỗng một con rùa vàng nổi lên mặt nước đòi nhà vua trả thanh gươm mà Long Vương cho mượn để đánh đuổi quân Minh xâm lược. Nhà vua liền trả gươm cho rùa thần và rùa lặn xuống nước biến mất. Từ đó hồ được lấy tên là hồ Hoàn Kiếm. Tên hồ còn được lấy để đặt cho một quận trung tâm của Hà Nội.

(Sự tích) Vua Lê Thái Tổ giao lại kiếm cho rùa Thần tại hồ Hoàn Kiếm

Ngày nay, đến Thanh Hóa du khách sẽ nhìn thấy tượng đài Lê Lợi là biểu tượng lớn tại Quảng Trường mang tên ông. Ông cũng là vị Vua có công lớn đánh đuổi nhà Minh thống nhất bờ cõi đất nước. Chính vì vậy ngày nay không chỉ tại Thanh Hóa có đền thờ của ông mà rất nhiều tỉnh thành trên cả nước cũng lập đền thờ ông để tưởng nhớ công lao Vị Vua và là người Anh Hùng Dân Tộc.

5- Quần thể di tích Lam Sơn - Lam Kinh.

Quần thể di tích Lam Sơn-Lam Kinh thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, quê hương của Lê Lợi, của cuộc khởi nghĩa chống quân Minh. Rất nhiều cảnh quan thiên nhiên ở đây gắn liền với giai thoại, các sự tích về khởi nghĩa Lam Sơn và Lê Lợi: núi Dầu, núi Mục, sông Sũ (tức Lương Giang). Làng quê Lê Lợi là làng Cham (quê nội),làng Chủa (quê ngoại). Dưới chân núi Mục có bia và đền thờ Lê Lợi.

Quần thể di tích Lam Sơn-Lam Kinh Thanh Hóa.

Khi kháng chiến chống Minh thắng lợi, Lam Sơn được xây dựng thành Lam Kinh. Điện Lam Kinh được xây dựng từ 1433. Lam Kinh có nhiều bia mộ của các vua Lê, tiêu biểu nhất là bia Vĩnh Lăng (văn bia do Nguyễn Trãi viết) cũng dựng năm 1433. Ngoài ra có bia Lê Thánh Tông, Hiến Tông, Túc Tông, bia bà Ngô Thị Ngọc Dao v.v... Tất cả đều là những công trình tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc thời Lê Sơ. Hiện nay khu di tích đang được trùng tu cải tạo rộng đến 148ha. Đây là quần thể di tích Quốc Gia cấp đặc biệt và xây dựng theo địa thế "Tọa Sơn Hướng Thủy"

Thành điện Lam Kinh phía bắc dựa vào núi Dầu, mặt Nam nhìn ra sông Chu - có núi Chúa làm tiền án, bên tả là rừng Phú Lâm, bên hữu là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía tây. Khu Hoàng thành, cung điện và Thái miếu ở Lam Kinh được bố trí xây dựng theo trục Nam - Bắc trên một khoảng đồi gò có hình dáng chữ Vương (王). Bốn mặt xây thành có chiều dài 314m, bề ngang 254m, tường thành phía Bắc hình cánh cung có bán kính 164m, thành dày 1m. Qua khảo cổ và dấu tích còn lại cho thấy xưa kia ở đây đã từng tồn tại Ngọ môn, sân rồng, chính điện, khu Thái miếu... nguy nga tráng lệ.

Nguồn: Tin tức VOV.